5 cách tiết kiệm hợp lý trong chi tiêu gia đình mới cưới

1. Tạo thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ

Khi bạn có những thói quen chi tiêu không lành mạnh thì đó sẽ là nguyên nhân chính khiến bạn không thể tiết kiệm. Vì vậy, hãy tập cho mình tư tưởng sống tiết kiệm ngay từ hôm nay. Dù bạn đang có tiền lương hay thu nhập tốt thì việc tiết kiệm luôn là điều cần thiết.

2. Quy tắc 50:30:20 từ các chuyên gia tài chính

Quy tắc chi tiêu gia đình tiết kiệm 50:30:20 được các chuyên gia và nhiều gia đình đánh giá vô cùng hiệu quả. Bởi quy tắc này sẽ giúp cân đối các khoản chi tiêu và khiến gia đình bạn luôn sống ổn định cũng như dễ dàng đáp ứng tất cả các vấn đề tài chính.

Hãy dành khoảng tối đa 50% thu nhập hàng tháng kiếm được cho các chi phí cố định như tiền ăn uống, tiền nhà ở, đi lại và các hóa đơn tiện ích. Đây là các chi phí bắt buộc để đảm bảo sức khỏe cả gia đình luôn tốt, 50% là một tỷ lệ cao nhưng bạn sẽ thấy nó vô cùng ý nghĩa.

30% thu nhập tiếp theo nên dành cho các nhu cầu chi tiêu cá nhân như: du lịch, giải trí và mua sắm. Chi phí thuộc danh mục này càng ít, tài chính càng được đảm bảo khi về già.

Cuối cùng dành 20% thu nhập còn lại cho mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư và quỹ dự phòng. Đó là việc mua xe, mua nhà, viện phí điều trị bệnh tật hay đơn giản là quỹ hưu trí khi về già.

3. Theo dõi thu chi

Sau khi lập ngân sách, hãy cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức đã đặt ra. Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.

Hằng ngày, hãy liệt kê toàn bộ các khoản chi tiêu của mình vào một cuốn sổ, tạo file excel trên máy tính hoặc sử dụng các app thu chi có trên điện thoại. Đừng bỏ qua bất kỳ khoản nào dù là nhỏ nhất. Sau mỗi tháng, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể về thói quen chi tiêu hiện tại của bản thân.



4. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép

Nếu chi phí ăn uống hàng tháng của gia đình bạn đang vượt quá 20% thu nhập, cần xem xét lại và có sự điều chỉnh phù hợp. Nó cho thấy bạn đang chi tiêu không có kế hoạch, thiếu khoa học.

Mỗi ngày, bạn đều bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến ngân sách sụt giảm nhanh chóng.

Bên cạnh đó, những buổi tiệc tùng, liên hoan cùng bạn bè, đồng nghiệp hoặc thường xuyên ăn ngoài cũng tiêu tốn khá nhiều tiền bạc trong hầu bao của bạn.

5. Thảo luận với gia đình

Bạn cần dành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình để biết rõ về các khoản chi tiêu nào cần thiết, như có dự định học thêm khóa học, mua sắm thiết bị, mua xe,… Việc làm này sẽ biết được các khoản chi nào cần phải ưu tiên trước hoặc bổ sung thêm trong khoản chi tiêu cần thiết của gia đình.

Không những thế, bạn cũng có thể phân chia rõ về trách nhiệm tài chính cho thành viên gia đình. Ví dụ, bạn sẽ phụ trách những chi phí cố định trong nhà như ăn uống, tiền nước điện, tiền Internet,… trong khi chồng/vợ của bạn phụ trách các khoản chi phí khác.

Sau đó, đến cuối tháng, hai vợ chồng có thể ngồi lại với nhau để tổng kết lại các khoản chi, thu nhập và tiền dư mỗi tháng.

Đăng nhận xét